Trang chủ > LIFE DRIVE > Bán tải Toyota tung hoành trong chiến tranh sa mạc

Bán tải Toyota tung hoành trong chiến tranh sa mạc

# LIFE DRIVE | April 2, 2019

Không phải bọc thép, xe tăng, pháo hay tên lửa phi cơ., mà chính những chiếc bán tải Toyota Hilux và Land Cruiser mới là thứ vũ khí tốt nhất trong các cuộc chiến ở Châu Phi hay Trung Đông. Chúng là phương tiện được ưa chuộng trong hầu hết các cuộc xung đột của thế kỷ 21. Thậm chí còn ấn tượng hơn, những quân đoàn Land Cruiser này đánh bại cả xe tăng và bọc thép trong cuộc chiến giữa Libya và Chad hồi thập niên 1970.

Cho tới nay không thể phủ nhận độ tin cậy và bền bỉ của dòng xe bán tải Toyota gồm Hilux và Land Cruiser pickup trong mọi điều kiện vận hành và ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Trong các cuộc xung đột suốt hàng chục năm qua, danh tiếng của những chiếc bán tải này ngày càng được khẳng định so với các đối thủ. Chưa có mẫu xe nào được các bên tham chiến sử dụng nhiều như Toyota Hilux và Land Cruiser pickup để tăng cường mức độ cơ giới hoá trong vận chuyển binh lính và vũ khí trang thiết bị. Từ cuộc chiến tranh ở Afghanistan, Somali, Sudan đến các cuộc nội chiến ở Libya, Syria và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS… đâu đâu cũng thấy bóng dáng của Toyota pickup. Sự phổ biến quá mức của chiếc bán tải Nhật Bản trong hàng ngũ IS khiến người ta phải đặt câu hỏi về nguồn gốc của chúng.

Không ai có thể đánh giá được rằng những chiếc bán tải của Toyota lại đóng một vai trò quan trọng như vậy trong lịch sử chiến tranh. Đây là một câu chuyện ít người biết đến về một đội quân gồm 400 chiếc Toyota pickup được trang bị thô sơ đã đánh bại một lực lượng tinh nhuệ được trang bị cả xe tăng và máy bay.

Được bán tại thị trường Bắc Mỹ dưới tên gọi Toyota Pickup, Hilux và Land Cruiser pickup là chiếc xe lý tưởng cho nông dân và công nhân bởi vì nó cực kỳ chắc chắn và tin cậy. Sự xuất hiện của chiếc Hilux năm 1968 gắn liền với một loại hình xung đột vũ trang chưa từng thấy trước đó. Tại các nước thuộc Thế giới Thứ ba, cuối thập kỷ 60 là một giai đoạn gia tăng xung đột và bạo lực leo thang cùng với sự hiện diện của súng tiểu liên AK-47.

Các nhóm phiến quân ra đời như nấm mọc sau mưa tại rất nhiều quốc gia và chẳng thuộc phe nào trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Như là một phương tiện lý tưởng cho các chiến binh, Toyota Hilux trở thành thứ không thể thiếu bởi vì chúng quá rẻ, dễ sửa chữa và độ bền bỉ của chúng là thứ mà lực lượng nổi dậy cần để di chuyển trên những vùng đất khắc nghiệt ở Bắc Phi và Trung Đông.

Nhưng đầu năm 1987, cục diện chiến tranh thay đổi. Vốn là một lãnh thổ hải ngoại trước đây của Pháp, vì thế họ đã hỗ trợ Chad bằng cách cung cấp khoảng 400 chiếc Toyota pickup.

Câu chuyện về Toyota War bắt đầu năm 1972 khi Libya xâm chiếm dải Aouzou của Cộng hoà Chad - một dải đất ở phía bắc Cộng hoà Chad chạy dọc theo biên giới Libya. Bị hấp dẫn bởi những mỏ uranium dùng cho chương trình phát triển năng lượng nguyên tử, Libya đã điều quân và xây dựng một sân bay ở phía bắc Aouzou, sau đó quân đội Libya thiết lập chính quyền dân sự ở đây. Felix Malloum, Tổng thống Cộng hoà Chad, đưa vấn đề này ra trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nhưng Muammar Gaddafi và quân đội Libya vẫn coi như “điếc” và tình hình trở nên căng thẳng tới xung đột.

Cuối cùng, xung đột giữa Chad và Libya chính thức bắt đầu năm 1978. Bốn đợt can thiệp của Libya vào Cộng hoà Chad diễn ra năm 1978, 1979, 1980-1981 và 1983-1987. Trong các cuộc can thiệp này, Muammar Gaddafi đã đổ tiền cho các phe phái tham gia chiến tranh với sự hỗ trợ của xe tăng và không quân. Tuy nhiên cuộc chiến đã đi đến hồi kết vào một ngày cuối năm 1986 với sự xuất hiện của những chiếc Toyota pickup và người ta gọi đó là Chiến tranh Toyota (Toyota War).

Đầu năm 1986, lực lượng Libya với 8000 binh lính, 300 xe tăng, 60 máy bay chiến đấu, trực thăng Mi-24, các dàn phóng tên lửa và các đơn vị pháo binh. Lực lượng này đấu với 10.000 lính quân Chad, không có xe tăng và máy bay. Chad chỉ hy vọng đẩy lùi quân Lybia ra khỏi Aouzou với 10.000 lính được trang bị một lượng vũ khí chống tăng và chống máy bay khá hạn chế và không có phương tiện cơ giới.

Nhưng đầu năm 1987, cục diện chiến tranh thay đổi. Vốn là một lãnh thổ hải ngoại trước đây của Pháp, vì thế họ đã hỗ trợ Chad bằng cách cung cấp khoảng 400 chiếc Toyota pickup. Mặc dù không có ghi chép chính thức tại sao Pháp quyết định chuyển cho Chad những chiếc Toyota thay vì vũ khí, người ta chỉ biết rằng những chiếc xe này rẻ hơn đáng kể so với HUMVEE, nhưng tin cậy hơn xe tăng và dễ dàng sử dụng hơn máy bay. Độ tin cậy và bền bỉ nổi tiếng thế giới của Toyota pickup đủ để cho người ta một ý tưởng là tại sao không lắp những tên lửa chống tăng và chống máy bay lên thùng xe bán tải?

Đó là cách mà giai đoạn cuối của cuộc xung đột Chad - Libya được biết đến với cái tên “Toyota War”. Điểm mấu chốt của xung đột là trận chiến ở Fada. Tháng 1/1987, Hassan Djamous -Tư lệnh quân đội Chad đồng thời là cậu của Tổng thống Chad, đã triển khai 3.000 lính cho trận chiến này.

Trong cuộc đụng độ đẫm máu với 1.200 lính Libya và 400 thành viên dân quân cách mạng dân chủ, quân đội Chad và những chiếc Toyota pickup đã san phẳng các tiền tuyến của đối phương Libya ở Fada. Cuối ngày chiến đấu, quân đồn trú của Libya ở Fada đã mất gần 800 lính, 92 xe tăng T-55 và 33 chiếc xe bọc thép chở quân BMP-1.

Phía Chad chỉ mất 18 lính và vỏn vẹn 3 chiếc Toyota pickup. Những ngày sau đó, không quân Libya liên tiếp dội bom vào lính Chad và những chiếc Toyota nhưng mọi cố gắng đều thất bại do tính cơ động cực kỳ mau lẹ của Toyota Hilux. Chỉ một tháng sau khi sự kiện bước ngoặt này trong lịch sử quân sự, một lệnh dừng bắn đã được dàn xếp. Kết thúc chiến tranh, Toà án quốc tế đã buộc quân đội Libya phải rút quân ra khỏi dải Aouzou vào năm 1994.

Quên đi hình ảnh của những tên khủng bố IS lăm lăm súng AK-47 ngồi trên thùng xe Toyota mà hãy tập trung vào chiến thắng của Chad. Trận chiến ở Fada là chiến thắng quân sự đầu tiên sử dụng xe bán tải hạng nhẹ được trang bị vũ khí. Sự kết hợp này về sau đã trở thành một công thức ở Trung Đông, Bắc Phi và nhiều khu vực thường xuyên xảy ra xung đột khác. Và không phải Nissan Navara (Pickup), Mitsubishi L200 (Triton) hay Ford Ranger, Toyota Hilux và Land Cruiser Pickup mới là chiếc xe được lựa chọn hàng đầu cho các phe tham chiến.

BÌNH LUẬN

Viết bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên