Lận đận chiếc xe Triệu đô Duesenberg
Nghệ thuật thường nổi tiếng hơn sau khi “chết” là điều có thật. Ngược lại, những chiếc xe cổ Duesenberg đã có mức giá khủng khiếp ngay khi chúng còn sống. Thế nhưng cũng vì thế mà số phận của những chiếc xe cổ Triệu đô này long đong tứ xứ, cho dù rất đắt tiền. Cũng bởi vì chúng là những chiếc xe cổ có dáng thân đẹp nhất mọi thời đại.
Anh em chủ hãng Fred Duesenberg, Augie Duesenberg đều đã qua đời và hãng Duesenberg Motors cũng đã “chết”, nhưng đó không phải là lý do khiến những chiếc xe của họ cao giá hơn. Vào thập niên 1920, để có được một chiếc Duesenberg Model J người ta phải bỏ ra khoảng 20.000USD, trong khi đó, một chiếc xe gia đình mới toanh có giá bán trung bình chỉ khoảng 500USD. So với ngày nay, nếu coi xe gia đình trị giá trung bình khoảng 30.000USD thì Model J khi ấy tương đương khoảng 1,2 triệu đô-la hiện tại.
Duesenberg ngoài phần chassis và động cơ tự làm ra, nó còn là tác phẩm của các hãng đóng thân xe nổi danh nhất thời xa xưa như LeBaron, Walter M. Murphy. Sản phẩm của họ thường đơn giản và tao nhã, với các đường trang trí gọn gàng, nhưng mang đậm tính chất thể thao khó nhầm lẫn. Triết lý của Murphy là phải thiết kế các cột chống hạn chế che khuất tầm nhìn. Bởi thế, cột A hai bên kính chắn gió được thu hẹp hết mức có thể. Kết hợp với LeBaron, thế giới có tuyệt tác Duesenberg Model J kiểu 2 khoang 4 cửa - Dual Cowl Phaeton trở thành chiếc xe đáng mơ ước cho giới giàu có Mỹ.
Người ta dùng từ “Barrel-side” (hông xe dạng thùng) để diễn tả nét thiết kế độc đáo của Model J hai khoang, bởi đoạn giữa của thân xe Duesenberg Dual-cowl được thiết kế uốn vào trong ca-bin. Qua hình ảnh, nếu không nhìn vào tấm kính chắn gió thứ hai phía sau khoang lái, khó có thể nhận ra đây là loại xe bốn cửa bốn chỗ, nhưng nó đúng là như thế. Cửa sau được lắp và mở ngược trên cột B tương tự những chiếc Rolls-Royce, mang lại nét quyến rũ cho chiếc xe. “Barrel-side” có tổng số lượng không quá 5 chiếc.
Cuộc đời của chiếc Duesenberg Convertible Coupe mang số máy J124 ở đây khá thú vị với hơn 20 lần chuyển sở hữu. Năm 1933, ông Neidlinger mua lại chiếc xe từ tay của vị chủ nhân đầu tiên ở Chicago, sau đó ít năm Neidlinger lại bán cho Eddie Glatt. Tuy nhiên, có lẽ vì “nhớ” hoặc vì khó cưỡng lại được vẻ đẹp của Model J, không bao lâu sau Neidlinger đòi mua lại chiếc xe từ chính người mà mình đã bán. Nhưng chỉ trong 1 năm, Neidlinger lại “chán” và bán đi.
Duesenberg J142 dường như có vẻ rất “quyến luyến” những người đã từng “cưu mang” nó, chính xác hơn thì nó có “số phận long đong lận đận”.. Có lúc chiếc xe này từng bị Herriott - chủ xe đem đi đua giải Indianapolis 500, tuy nhiên khi gặp hỏng hóc, ông chủ đã bỏ rơi nó bên vệ đường cho đến khi James Thorton, một người hâm mộ Duesenberg vô tình nhìn thấy. Thorton lần ra nơi ở của Herriott và lại mua được J124 từ người chủ “phũ phàng” này
Câu chuyện về anh em nhà Duesenberg là một trong những chuyện thú vị nhưng rất đáng tiếc của ngành công nghiệp ôtô. Fred và August Duesenberg tự học nghề cơ khí, đóng thân xe và bắt đầu sự nghiệp từ cuối thế kỷ 19 với các hãng như Mason và Maytag. Sự khéo léo và khả năng sáng tạo của hai người có ảnh hưởng rất lớn tới các hãng sản xuất ôtô của Mỹ thời kỳ này. Hàng chục tay đua nổi tiếng trong ba thập kỷ đầu của thế kỷ 20 cũng thường xuyên sử dụng những cỗ máy của Duesenberg.
Thời điểm đó, chỉ cần nói “Ông ấy đi Duesenberg” hay “Cô ấy chạy Duesenberg”, người ta cũng có thể hình dung được sự giàu có, sang trọng và địa vị xã hội của những người được nhắc đến ở đây là như thế nào. Thế nhưng cú sập của phố Wall vào đầu thập niên 1930 cũng đã kéo luôn hãng xe xa xỉ này phá sản.
Sau 15 mùa giải Indianapolis 500 tính từ khi thành lập Duesenberg Automobiles & Motor vào năm 1913, tổng cộng có khoảng 70 chiếc Duesenberg tranh tài, trong đó 32 chiếc (tương ứng 46%) liên tục nằm trong top 10 chiếc xe về đích đầu tiên. Duesenberg cũng là hãng đầu tiên đưa hệ thống phanh thủy lực gia nhập vào giải Grand Prix tại vòng đua French GP ở Le Mans năm 1921.
Duesenberg thời ấy được mệnh danh là loại xe tốt nhất thế giới, không chỉ qua mặt Cadillac hay Packard mà còn hơn hẳn Rolls-Royce, Hispano-Suiza, Isotta Fraschini và Bugatti. Với chiều dài cơ sở 3,62 m và tổng chiều dài là 3,96m cùng loại động cơ trục cam kép 8 xi-lanh thẳng hàng dung tích 6,9lít, công suất 265 mã lực và sử dụng các loại vật liệu tốt nhất cho toàn bộ xe
Duesenberg
Viết bình luận