Trang chủ > TECH > Công nghệ chống Ngủ gật khi lái xe như nào?

Công nghệ chống Ngủ gật khi lái xe như nào?

# TECH | March 16, 2024

Giới hạn sức chịu đựng của bạn trên đường cao tốc hay đường dài là một ác mộng có thực với bất kì lái xe chuyên nghiệp hay xe nhà. Cơ thể lơ mơ lỏng lẻo và mắt sập xuống vô thức trong khi bạn vẫn nghĩ mình đang thức. Vậy thì các công nghệ, thiết bị chống ngủ gật các hãng xe nghĩ ra nó hoạt động như thế nào?

Ngủ gật là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Nghiên cứu mới đây của Cục quản lý an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) cho thấy 20% các vụ tai nạn và 12% các vụ “suýt tan nạn” là do tài xế ngủ gật. Đơn giản là, hầu hết lái xe đều không thể đánh giá được khi nào họ đang trên bờ vực của giấc ngủ. Ai cũng cho rằng mình chỉ đang “buồn ngủ” và vẫn lái được. Nhưng thực tế đến 60% khi nghĩ vậy tức là bạn đã ngủ. Mà chiếc xe ở vận tốc trung bình 60km/h thì chỉ vài tíc tắc “không chủ” đã có thể làm chết người.

Cả nhà sản xuất ô tô và công ty điện tử độc lập vẫn đang nỗ lực áp dụng công nghệ đối phó với vấn đề này. Với các giải pháp khác nhau, từ giản đơn là theo dõi vị trí của đầu lái xe cho đến gắn các hệ thống cảm biến tích hợp, hoặc thiết bị chuyên biệt Anti Sleep Pilot - chống ngủ tự động.

Hầu hết các giải pháp công nghệ cao nhằm giải quyết vấn đề tập trung vào tìm kiếm những nguyên nhân dẫn đến việc lái xe rơi vào cơn buồn ngủ. Các thiết bị thô sơ nhất như Quả rung cũng tốn khoảng 10 USD và được treo… trên đầu người lái. Bất cứ khi nào đầu người lái chúi về phía trước, thì nó sẽ rung mạnh hoặc kêu inh ỏi.

Một số người dùng có thể thấy yên tâm với những thiết bị chi phí thấp này nhưng chúng có tín hiệu cảnh báo phát đi quá trễ. Bởi trong khoảng thời gian tích tắc khi mà lái xe đã “gật đầu”, chiếc xe có thể đã đâm.

Những hệ thống tinh vi hơn tận dụng kỹ thuật của cảm biến máy tính và máy ảnh tích hợp vào xe hơi. Ví dụ, Mercedes-Benz đã thử nghiệm với Camera soi mắt - thiết bị giám sát trong xe để quét qua mắt của người lái xe kiểm tra xem có dấu hiệu buồn ngủ hay không. Tuy nhiên, thiết bị này lại bị cản trở bởi những thách thức như: kính mát, (vì ban ngày, giữa trưa nắng người ta cũng rất buồn ngủ), và như vậy, giải pháp này cũng không hoàn toàn đáng tin cậy.

Một số hệ thống khác được thiết kế để tận dụng lợi thế của các thiết bị điện tử sẵn có trên xe. Mercedes gọi nó là Attention Assist (Hỗ trợ Nhắc nhở), được lắp đặt như thiết bị tiêu chuẩn trong các dòng xe của hãng. Các cảm biến sẽ giám sát hành vi lái xe ngày từ đầu chuyến đi và sau đó khi có một thay đổi thất thường nào đó, một dấu hiệu cho thấy người lái xe bắt đầu mệt mỏi – lái tụt ga chậm dần nhiều lần, thay đổi ga đột ngột..v.v, nó sẽ kêu chuông, kèm theo lời cảnh báo rất trực quan: "Đến thời gian nghỉ" bằng biểu tượng cốc café!

Hệ thống này trong xe Volvo XC60 lại có sự khác biệt , nó theo dõi vệt đánh dấu làn đường và tìm kiếm "sự chính xác vi mô" trong điều khiển hệ thống lái nếu lái xe có xu hướng bắt đầu lơ đễnh, chệch làn nhiều lần. Tuy nhiên, một số tài xế cho rằng những hệ thống này quá nhạy cảm phiền phức hay lẫn với điệu kiện lái rắc rối. Và họ thường tắt chúng đi để xe không còn phát ra những tiếng bíp khó chịu.

Tuy nhiên lại có phương án đơn giản hơn và khá khác biệt là “cục” Anti Sleep Pilot có giá 179 đô la Mỹ. Được đặt trên bảng điều khiển, một chiếc Anti Sleep Pilot cỡ bằng chiếc bánh Oreo đã tích hợp sẵn máy dò chuyển động, đèn cảnh báo và báo động âm thanh. Nếu bạn là người dùng iPhone thì bạn có thể mua bộ ứng dụng giá tầm 19,99 USD gồm hầu hết các tính năng của cục “đánh thức” này.

Thiết bị “nhắc ngủ” này bản chất là sự phản ứng dựa trên các dữ liệu cá nhân người lái. Máy có các vạch đèn màu tăng dần cho thấy nguy cơ rơi vào giấc ngủ. Mức độ tăng màu được xác định bằng cách nhập liệu trả lời một loạt các câu hỏi ban đầu: độ tuổi, loại bằng lái xe của bạn, thói quen…, bao gồm 26 yếu tố mệt mỏi khác nhau. Người lái sẽ đặt chế độ rủi ro trên thiết bị. Trong quá trình chạy xe, tự máy sẽ tính toán mức độ về thời gian, hoạt động lái xe đủ an toàn trước khi bạn cần phải nghỉ ngơi.

Khi hoạt động, thiết bị sẽ tuần tự phát ra âm thanh cảnh báo, lái xe có thể ngắt nó bằng cách chạm vào thiết bị. Ví dụ: những chiếc chuông “bíp” có thể bắt đầu khi đi được khoảng 15 phút, và dần dần gia tăng tần số tùy thuộc vào các cài đặt. Lái xe càng mệt mỏi, tiếng bíp sẽ càng thường xuyên hơn. Khi nó tính toán đã đến thời gian dừng lại để nghỉ ngơi, một âm thanh báo động lớn phát ra và các đèn chuyển sang màu đỏ.

Tất nhiên hành khách sẽ thấy khó chịu với toàn bộ lộ trình bíp - phản ứng - bíp - phản ứng (Hành động giữ cho người điều khiển tỉnh táo), khi ở trong những cuộc hành trình đêm, bạn sẽ thấy nó thật sự hữu ích vì được nhắc. Tuy nhiên, hành động tắt chuông có thể thành phản xạ có điều kiện. Như vậy, thay vì đỗ xe vào lề đường tạm nghỉ, bạn lại tiếp tục cuộc chơi “lái xe – ngủ gật” mà không có thiết bị nhắc nhở.

Liệu Anti Sleep Pilot có thể giúp các tài xế chấm dứt cơn buồn ngủ? Có thể đối với một số người là có, một số người khác lại không.Vviệc dừng lại để nghỉ ngơi sau 90 phút lái xe là hiệu quả nhưng quan trọng là bạn có muốn làm điều đó hay không!

Minh Hải

BÌNH LUẬN

Viết bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên