Trang chủ > TECH > Ford Ranger sản xuất ở Việt Nam phải trải qua 9 điểm kỹ thuật toàn cầu nào?

Ford Ranger sản xuất ở Việt Nam phải trải qua 9 điểm kỹ thuật toàn cầu nào?

# TECH | August 4, 2021

Ford Ranger quay trở lại lắp ráp ở Việt Nam (CKD) sau 13 năm nhập khẩu từ Thái Lan, vậy Ford Ranger 2021 CKD có khác biệt so với Ranger ở nước ngoài. Nó có và sẽ phải đạt những tiêu chuẩn nào trước khi được lên dây chuyền lắp ráp tại Hải Dương? Dưới đây là 9 điểm đáng chú ý của mẫu xe này trước khi tiếp tục ra đời tại Việt Nam.

Được thiết kế và chế tạo bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sản phẩm toàn cầu của Ford dặt tại Úc, Ford Ranger thế hệ mới tiếp tục khẳng định danh tiếng về chất lượng, độ tin cậy và sự bền bỉ. Trở lại Việt Nam sau 13 năm nhập khẩu từ Thái Lan, Ford Ranger ra đời tại nhà máy của Ford ở Hải Dương, toàn bộ linh kiện được nhập khẩu, hoàn toàn không khác biệt so với các mẫu xe được lắp ráp tại Thái Lan hay Nam Phi...

Hãy cùng nhìn lại 9 điều đáng chú ý về quá trình tạo ra Ford Ranger tại các nhà máy của Ford trên toàn cầu:

1. Cứ hai phút lại có một chiếc Ford Ranger “lăn bánh” khỏi dây chuyền sản xuất tại các nhà máy Ford ở Nam Phi (Ford Silverton Assembly Plant) và Thái Lan (Ford Thailand Manufacturing tại Rayong).  Cần 101 robot làm việc trong 3 giờ để tạo nên khung gầm của chiếc Ford Ranger.

2. Có hơn 5.000 điểm hàn trên thân xe của mỗi chiếc Ford Ranger. Để bảo vệ chiếc xe khỏi các yếu tố ăn mòn, khung xe sẽ được xử lý trong 9 bể hóa chất và 2 dàn phun trước khi tiến hành công đoạn sơn.

3. Mỗi chiếc Ford Ranger sẽ cần khoảng 6 lít sơn, với 3 lớp sơn bao gồm sơn lót, sơn lớp phủ màu nền và sơn lớp keo bóng - ngay cả khi các lớp sơn của công đoạn trước vẫn còn đang ướt.

4. Có 1.500 linh kiện cho mỗi chiếc Ranger và các công đoạn sản xuất 1 chiếc Ranger bao gồm cả hàn thân xe, lắp động cơ hộp số, sơn và lắp ráp hoàn thiện, sẽ mất 6 tiếng đồng hồ trên dây chuyền. Mỗi chiếc xe phải đi qua 1.000 điểm kiểm tra chất lượng (trên chiếc xe) trước khi được phép chuyển tới Đại lý. 

5. Hơn 17.000 lít nước sẽ được phun trực tiếp vào một chiếc Ranger trong 20 phút liên tục để tái tạo lại cơn mưa bão tệ nhất có thể tưởng tượng được. Sau khi các tia nước được tắt, chuyên gia đánh giá sẽ kiểm tra trực quan đèn hậu, đèn pha và đèn sương mù của phương tiện để đảm bảo rằng các vòng đệm không bị nước tràn vào. Tất cả cửa xe sau đó cũng sẽ được mở để kiểm tra kỹ lưỡng các dấu hiệu ngấm, rò rỉ nước trên gioăng cao su. 

6. Mỗi chiếc Ford Ranger trước khi xuất xưởng phải phải vượt qua ba bài thử nghiệm cuối cùng để đảm bảo chất lượng trước khi xuất xưởng; độ ồn và tiếng động lạ, khả năng chạy tốc độ cao và khả năng vận hành trên đường gồ ghề.

7.  Để đảm bảo vô lăng và bánh xe được căn chỉnh thẳng hàng, đèn pha chiếu đúng hướng, đúng góc, mọi chiếc Ranger được lắp ráp tại nhà máy Ford đểu được hiệu chỉnh và kiểm tra bằng thiết bị chuyên biệt ở cuối dây chuyền lắp ráp. Hệ thống laser và camera sẽ được sử dụng để kiểm tra độ thẳng hàng của bánh xe cũng như góc chiếu sáng và độ sáng đèn pha. Tiếp đó, chiếc xe sẽ được kiểm tra trên đường thử độ thẳng lái giúp đảm bảo việc vô lăng đã được căn chỉnh

8. Trong quá trình phát triển, bộ giảm xóc của Ford Ranger phải trải qua hàng triệu thử nghiệm vật lý và thử nghiệm mô phỏng thông qua phần mềm máy tính phân tích kỹ thuật (CAE). Trong quá trình thử nghiệm, các kỹ sư của Ford thử thách Ranger với 250.000 km lái xe liên tục qua các ổ gà, rãnh, đất đá ngoài thực địa ở điều kiện tải và kéo rơ moóc tối đa. Bài kiểm tra cũng bao gồm hàng triệu km lái xe được phân tích và đánh giá dưới nhiều điều kiện đường xá, tải trọng và thời tiết khác nhau. Bài thử nghiệm kiểm tra độ hao mòn tổng thể của xe được thực hiện bằng cách cho xe hoạt động 24/7 để mô phỏng 10 năm sử dụng thực tế, bao gồm các thử nghiệm lái xe trên đường gồ ghề, đường sỏi, trong môi trường phun muối, ngâm muối và chạy ở tốc độ cao. 

9. Vì sao là 2.0L Bi-Turbo mà không phải là 3.2L TDCI? Vì công nghệ, vì tiêu chuẩn khí thải ngày càng cao ở nhiều thị trường (Việt Nam cũng đã phải đạt Euro5) trong khi nếu tiếp tục phát triển động cơ 3.2L sẽ không đáp ứng được yêu cầu này. Các kỹ sư của Ford đã đưa động cơ Bi-Turbo vào thử nghiệm độ bền lên tới 5.5 triệu km,tương đương 14 lần quãng đường từ Trái đất đến Mặt trăng. Ngoài ra, ở mỗi giai đoạn phát triển, khối động cơ này đều được trải qua quá trình phân tích toàn diện trong các phòng thí nghiệm và tại các cơ sở phân tích của Ford trên khắp thế giới.

Minh Hạnh

BÌNH LUẬN

Viết bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên