Ai đang nắm quyền "bóp cổ" nguồn pin ô tô điện lớn nhất thế giới
Cuộc cách mạng điện hóa xe hơi đang bùng nổ khắp thế giới, thì giờ đây các nhà sản xuất linh kiện cơ khí điện tử và các ông chủ dầu mỏ đã không còn quyền lực gì đối với các hãng xe. Chính những nhà kỹ nghệ và giới đầu tư trong ngành sản xuất Pin điện mới là "ông chủ" của thế giới xe điện. Hoàn toàn là những công ty công nghệ mới nổi và đều nằm ở châu Á mới đang nắm quyền kiểm soát ngành công nghiệp xe hơi tương lai.
Hầu hết các nhà sản xuất pin xe điện hiện nay đều là các công ty nằm ở Châu Á, hoặc có phần hùn lớn từ các ông chủ "Tầu". Điều này sẽ khiến cho các công ty còn lại ở châu Âu cũng như Mỹ khó có thể bắt kịp. Theo Adamas Intelligence, ba triệu xe điện mới đã được đăng ký trên khắp thế giới vào năm 2020, tương ứng với lượng pin trị giá 134,5 gigawatt-giờ, sản lượng pin đã tăng vọt đến hơn 40% so với năm 2019, và còn tiếp tục tăng mạnh theo từng năm tới. Ngành công nghiệp xe hơi điện hiện đang giống như con "quái vật" tham lam tiêu ngốn Pin điện không có điểm dừng! Lí do đơn giản là Pin điện không phải là có sẵn mà hút lên như dầu mỏ, phải qua nghiê cứu sản xuất rất phức tạp. Đồng thời chất lượng Pin điện lại đòi hỏi phải nâng cao hiệu suất liên tục, như một tiêu chí chạy đua cạnh tranh trong ngành.
Theo tạp chí công nghệ IEEE Spectrum, hiện trong bảng xếp hạng 10 nhà sản xuất pin đang đứng đầu thế giới hiện nay chi phối tất cả các hãng xe đa số đều ở châu Á. Đứng đầu đang là công ty công nghệ Amperex của Trung Quốc (CATL), cung cấp pin cho Tesla, tập đoàn Volkswagen, Volvo, Stellantis, BMW, Honda và một số nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Công ty này đã tăng trưởng 3400% trong giai đoạn 2016 - 2020 và vươn lên chiếm 32,5% thị phần trong thị trường pin xe điện. CATL thậm chí có cổ phần lớn trong hầu hết các mỏ quặng cần thiết để chế tạo Pin điện trên thế giới.
Đứng thứ 2 là công ty LG Energy Solution của Hàn Quốc hiện đang hợp tác cùng các nhà sản xuất xe điện như Tesla, Volkswagen, GM, Groupe Renault, Stellantis và Volvo. LG chiếm được 21,5% thị phần pin xe điện thế giới. Đứng thứ 3 hiện tại đang là công ty Nhật Bản Panasonic với 14,7% thị phần pin xe điện. Hiện tại công ty này đang là đối tác với 2 nhà sản xuất xe là Tesla và Toyota. Xếp tiếp theo trên bảng xếp hạng lân lượt là Samsung SDI (Hàn Quốc, 5,4% thị phần), BYD (Trung Quốc, 6,9% thị phần) và SK Innovation (Hàn Quốc) cùng một vài hãng khác chiếm nốt phần còn lại.
Cả 10 công ty đứng đầu về sản xuất pin xe điện hiện này đều đến từ Châu Á, cho thấy đây được xem là nơi phát triển chính của các loại Pin cho xe điện. Tesla được cho là khách hàng "Đói" nhất về pin hiện nay với sản lượng pin trong nửa cuối 2020 đạt công suất tới 22,5 GWh. Nhưng Tesla vẫn chưa thể có khả năng kiểm soát nguồn sản xuất Pin điện đủ dùng cho họ, ngoài một số liên doanh và hùn vốn tại các cơ sở sản xuất Pin điện. Mới đây nhất Tesla cũng vừa "trượt" một vố hùn vốn khổng lồ vào Indonesia - nơi có trữ lượng mỏ Nickel và Coban rất lớn để xây nhà máy sản xuất Pin. Vụ đầu tư này có vẻ đã bị vỡ do "cá mập" CATL của Trung Quốc đã nhanh chân và chịu nhượng bộ Indonesia mạnh tay hơn!
Sự tăng trưởng của số lượng xe điện cũng như công suất pin nhiều khả năng sẽ khiến các nguyên liệu thô được sử dụng để chế tạo pin cạn kiệt do sự giới hạn về sản lượng khoáng sản. Trong thời gian đại dịch Covid vừa qua, quá trình sản xuất pin tại thị trường Châu Á bị ngưng lại do các lệnh dóng cửa nhằm ngăn chặn dịch lây lan. Tất cả khiến cho nhu cầu về pin bị tăng cao và giá các nguyên liệu như giá lithium, niken, coban và các nguyên tố đất hiếm neodymium, praseodymium, dysprosium và terbi bị đẩy lên tăng mạnh.
Từ những dữ liệu này cho thấy ngay cả xe điện cũng chưa chắc đã là hình thái giao thông bền vững như họ quảng cáo. Nếu như xe điện vẫn còn phụ thuộc vào nguồn Pin đến từ khoáng sản tự nhiên thông thường. Suy cho cùng mọi "cơn sốt" tiêu dùng khoác tấm áo Văn minh cũng chỉ là bôi vẽ để khai thác tài nguyên... cho tới khi cạn kiệt, rồi lại nghĩ ra trò mới!
Minh Duy
Viết bình luận